Một số qui định chung về đào tào sau đại học ngành Khí tượng

(Áp dụng cho NCS và Học viên Cao học kể từ 6/2009)

 

1. Đối với học viên cao học

1.1 Chương trình và kế hoạch giảng dạy, học tập các môn chuyên đề

TT

Tên môn học

Số TC

HK1

HK2

HK3

HK4

I

Khèi kiÕn thøc chung

11

 

 

 

 

1

Triết học

4

 

 

 

 

2

Tiếng Anh chung

4

 

 

 

 

3

Tiếng Anh chuyên ngành

3

 

 

 

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

26

 

 

 

 

II.a

Các học phần bắt buộc

18

 

 

 

 

4

Khí tượng vật lí nâng cao

2

x

 

 

 

5

Khí tượng động lực nâng cao

3

x

 

 

 

6

Phương pháp thống kê trong khoa học khí quyển

2

 

x

 

 

7

Dự báo thời tiết bằng phương pháp synôp

2

 

x

 

 

8

Dự báo thời tiết bằng phương pháp số trị

3

 

x

 

 

9

Xử lí và phân tích số liệu khí tượng

2

x

 

 

 

10

Khí hậu và biến đổi khí hậu

2

 

 

x

 

11

Tin học ứng dụng trong khí tượng

2

x

 

 

 

II.b

Các học phần tự chọn

8

 

 

 

 

12

Công nghệ dự báo số

2

 

 

 

 

13

Mô hình hoá ô nhiễm khí quyển

2

 

 

x

 

14

Chuyển động đối lưu trong khí quyển

2

 

 

x

 

15

Dự báo khí tượng nông nghiệp

2

 

x

 

 

16

Mô phỏng và mô hình hoá khí hậu

2

 

 

 

 

17

Vật lí lớp biên khí quyển

2

 

 

 

 

18

Khí tượng gió mùa

2

 

 

 

 

19

Xử lí số liệu vệ tinh

2

 

 

 

 

20

Khí hậu vật lí nâng cao

2

 

 

 

 

21

Khí tượng radar nâng cao

2

 

 

x

 

22

Khí tượng qui mô vừa và mô hình hóa

2

 

 

 

 

III

Luận văn Thạc sĩ

15

 

 

 

 

 

Cộng (I, II, III)

52

 

 

 

 

- Tổng thời gian theo chuẩn là 02 năm, được chia làm 4 học kỳ, mỗi học kỳ tương đương với nửa năm.

- Các môn học tự chọn được chọn theo điều kiện cụ thể về yêu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ giảng dạy

- Cán bộ giảng dạy, lịch học và thi Bộ môn sẽ sắp xếp và trình Khoa phê duyệt

- Những môn học yêu cầu có tiểu luận thì học viên phải nộp tiểu luận (dạng file word) về cho Bộ môn trước khi thi xem như điều kiện cần để được dự thi

- Ai vắng mặt không dự thi được buộc phải chờ đến khóa tiếp theo hoặc lần học tiếp theo của môn tương ứng được tổ chức

 

1.2 Luận văn tốt nghiệp

1.2.1 Lịch trình thực hiện luận văn

- Ngay sau khi ổn định tổ chức lớp học đối với từng khóa, học viên sẽ được giới thiệu về các hướng nghiên cứu, danh sách cán bộ có thể tham gia hướng dẫn

- Trên cơ sở đó, kết hợp yêu cầu công tác (nếu cần thiết), học viên có thể tự liên hệ với cán bộ mình dự kiến lựa chọn làm cán bộ hướng dẫn, thảo luận, và đề xuất hướng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và tên đề tài dự kiến của luận văn

- Hết học kỳ thứ nhất học viên nộp đề tài luận văn và tên cán bộ hướng dẫn dự kiến.

- Trong khoảng nửa đầu học kỳ thứ hai học viên sẽ trình bày đề cương nghiên cứu của đề tài luận văn trước Bộ môn. Nếu đạt yêu cầu học viên sẽ bắt đầu thực hiện luận văn của mình đan xen với việc học các môn chuyên ngành theo chương trình đã nêu ở mục 1.1

- Trong suốt quá trình làm luận văn mỗi học viên sẽ có 3 seminar:

+ Seminar 1: Được tổ chức vào khoảng đầu học kỳ thứ ba (đầu năm thứ hai). Nội dung chính của seminar này là học viên trình bày phần tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài luận văn. Trong khi trình bày, học viên phải làm rõ phương pháp, kết quả và kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu, đưa ra nhận xét của mình

+ Seminar 2: Được tổ chức vào khoảng đầu học kỳ thứ tư (nửa sau của năm thứ hai). Nội dung chính của seminar này liên quan chủ yếu đến phương pháp và kết quả dự kiến, bố cục dự kiến của luận văn

+ Seminar 3: Được tổ chức vào khoảng 1-2 tháng trước khi học viên hoàn thành luận văn. Trong seminar này học viên sẽ trình bày đầy đủ nội dung công việc, kết quả khoa học nhận được và đánh giá, và những kết luận của luận văn

- Nếu thời gian học của học viên bị kéo dài quá hai năm, các seminar 1 và 2 vẫn có được thực hiện trong năm thứ hai, còn seminar 3 sẽ thực hiện trước thời hạn dự kiến bảo vệ luận văn của học viên 1-2 tháng.

 

1.2.2 Yêu cầu về cấu trúc của luận văn

Nội dung, khối lượng và chất lượng của luận văn về cơ bản tùy thuộc vào hướng nghiên cứu, đề tài cụ thể mà luận văn sẽ thực hiện. Ở đây chỉ đưa ra những yêu cầu chung về cấu trúc của một luận văn.

Luận văn có thể bố cục theo từng chương mục. Hình thức của luận văn, bao gồm cách bố trí chương mục, kích cỡ và font chữ,… phải theo qui định chung của Trường.

Luận văn phải có ít nhất các mục được bố cục theo trình tự sau sau:

- Mở đầu: Giới thiệu về tính cấp thiết, tầm quan trọng, lý do chọn đề tài, tên đề tài, mục đích của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, giới thiệu sơ lược về bố cục luận văn. Cần chú ý, mục đích của đề tài phải nêu lên “cái đích” cần đạt được của đề tài.

- Các chương nội dung của đề tài: Tùy thuộc vào bài toán mà đề tài giải quyết, luận văn có thể có nhiều hơn (nhưng không ít hơn) ba chương, trong đó các chương nên được bố cục như sau:

+ Phần tổng quan: Phần này có thể được cấu trúc thành một chương trọn vẹn, thường là chương đầu tiên. Nội dung của phần này phải tổng quan được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung đề tài luận văn. Khi viết phần này học viên cần phải nêu được phương pháp, kết quả và những nhận xét, kết luận được rút ra từ các công trình đã đọc, đồng thời bày tỏ quan điểm của mình về các công trình đó. Trong trường hợp cần thiết học viên có thể nhắc lại những khái niệm, định nghĩa liên quan đến vấn đề mình đang thực hiện, nhưng không lạm dụng đưa vào quá nhiều những kiến thức đã được trình bày trong các giáo trình đã học.

+ Phần phương pháp, nguồn số liệu: Trong phần này chủ yếu trình bày nội dung của bài toán dự kiến sẽ thực hiện, cách thức tiếp cận, phương pháp, công cụ sẽ được sử dụng trong luận văn, phân tích lý do áp dụng các phương pháp, công cụ đó, nguồn số liệu, cách xử lý số liệu, v.v. Tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể, trong phần này có thể vẫn chứa đựng nội dung tổng quan. Cũng như phần tổng quan đã nói ở trên, phần này cũng có thể cấu trúc thành một chương trọn vẹn. Tuy nhiên, nếu trong các tài liệu tham khảo tiếng Việt hoặc trong các luận văn trước đây đã có những nội dung trùng lặp với nội dung dự định sẽ trình bày ở đây thì cũng cần tránh việc sao chép lại mà chỉ nên trình bày tóm tắt những vấn đề cần thiết nhất. Nếu có phần mô tả thí nghiệm thì có thể đưa vào phần này hoặc phần sau.

+ Phần kết quả tính toán, phân tích: Thông thường đây là nội dung quan trọng nhất hàm chứa khối lượng công việc và chất lượng khoa học của luận văn. Học viên cần trình bày thật đầy đủ, rõ ràng những vấn đề mình đã thực hiện, như thiết kế thí nghiệm (nếu có), các nội dung tính toán, xử lý, phân tích kết quả, v.v. Đặc biệt ở đây học viên cần phải chú trọng viết phần tự luận một cách có chiều sâu, tức là mô tả kết quả tính toán, phân tích, nhận định ý nghĩa của những kết quả nhận được, có thể so sánh với những kết quả của các tác giả khác trong và ngoài nước. Nói chung đây là phần thể hiện năng lực của học viên. Do đó học viên cần hết sức thận trọng. Nếu kết quả của luận văn có các nội dung khoa học tương đối độc lập và khối lượng tương đối nhiều thì phần này có thể được tách thành các chương riêng, không nhất thiết dồn vào cùng một chương.

- Kết luận: Trong mục này học viên cần đưa ra được những vấn đề cốt lõi nhất, nổi bật nhất rút ra được từ quá trình thực hiện luận văn, những nhận xét kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

- Tài liệu tham khảo: Ghi danh mục các quyển sách, bài báo, tài liệu khoa học đã tham khảo theo trình tự: Tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí, số tạp chí, năm phát hành và số thứ tự trang (từ trang nào đến trang nào) của bài báo. Nếu là sách, cần ghi đầy đủ nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang của quyển sách. Thứ tự đánh số được xếp theo vần alphabet.

- Phụ lục (nếu có): Nếu nội dung của luận văn có tham chiếu đến những kết quả hoặc lý thuyết mà nếu đưa chúng vào các chương chính sẽ làm cho luận văn quá dày hoặc thiếu tính cô đọng thì chúng có thể được đưa vào phần phụ lục. Giữa phần phụ lục và các phần chính của luận văn nên được phân cách nhau bằng một trang có tiêu đề “Phụ lục”. Ở đây nếu có các bảng biểu, hình vẽ, công thức,… thì chúng cũng phải được đánh số thứ tự.

 

1.3 Quản lý thời gian

(Đang soạn thảo)